Đền Hòa bình - Công trường Vespasianus Công_trường_Hoàng_đế

Đền thờ nữ thần Hòa bình

Năm 75, Đền Hòa bình hay còn được gọi là Công trường Vespasianus, được xây dựng dưới thời Hoàng đế Vespasianus. Được định hình bởi Công trường Augustus, Công trường Caesar và phố Argiletum kết nối Công trường La Mã với khu Subura, ngôi đền này nằm đối diện với Đồi Velia (theo hướng Đấu trường La Mã). Việc kiến trúc này không được đề cập là có chức năng dân sự đã khiến nó không được xếp vào loại Công trường thực thụ. Do đó, công trình kiến trúc này chỉ đơn giản được xác định là Đền Hòa bình (tiếng Latinh: Templum Pacis) cho đến thời kỳ cuối của Đế chế.

Hình dạng của công trường cũng khác nhau: ngôi đền được xây dựng như một sảnh lớn hình chóp mở ra giống như một gian hốc ở dưới cùng của cửa mái cổng. Một hàng dãy cột đá tách biệt phần mái cổng với ngôi đền. Khu vực trung tâm không được lát đá như các công trường khác và phục vụ như một khu vườn, có hồ bơi và bệ đặt tượng, vì vậy nó giống như một bảo tàng ngoài trời.

Công trình này được xây dựng để kỷ niệm cuộc chinh phạt Jerusalem năm 70. Một trong những căn phòng mở ra ở cuối các mái cổng là nơi đặt Forma Urbis Romae, một bản đồ bằng đá cẩm thạch của La Mã cổ đại, được thực hiện vào triều đại Severus (thế kỷ thứ 3) bằng cách vẽ trên phiến đá cẩm thạch bao phủ bức tường. Bức tường hiện là một phần mặt tiền của nhà thờ Thánh Cosma và Damiano, nơi vẫn có thể nhìn thấy những lỗ được sử dụng để gắn các tấm bản đồ. Ngôi đền Hòa bình cũng được cho là nơi đặt bàn nến Menorah lấy từ Đền thờ Hêrôđê.[1]